Xây nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang giúp tận dụng diện tích sống một cách tối ưu nhất, nhưng…
Có rất nhiều vị trí trong nhà được tận dụng để thiết kế nhà vệ sinh. Một trong số đó là chân cầu thang.
Vậy phương án xây dựng này có những ưu và nhược điểm gì?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm về thiết kế WC này ngay bây giờ!
Ưu điểm của việc làm nhà vệ sinh ở chân cầu thang
1. Tiết kiệm diện tích
Ưu điểm đầu tiên phải kể đến ở việc thiết kế này đó chính là tính tiết kiệm diện tích.
Không phải ai cũng có một căn nhà rộng rãi, nhất là ở những thành phố lớn.
Vì vậy việc xây dựng phòng vệ sinh dưới chân cầu thang sẽ là một quyết định thông thái cho phép bạn tận dụng tối đa diện tích của căn nhà mình.
2. Tiện lợi
Ưu điểm thứ hai đó chính là sự tiện lợi.
Nhà vệ sinh dưới chân cầu thang sẽ giải quyết những ‘nhu cầu cấp bách’ mà không phải khiến ai phải tốn công tốn sức leo cầu thang cả.
Những người mà sẽ được hưởng lợi ích này từ thiết kế WC này là những vị khách đến chơi nhà, ông bà, con cái, vợ bạn/ chồng bạn và kể cả chính bạn nữa.
3. Giá thành hợp lý
Ưu điểm thứ ba mà gia chủ sẽ nhận được khi đó là giá thành xây dựng hợp lý.
Do tính thực dụng cao của thiết kế, bạn sẽ không cần phải đầu tư vào những bộ bồn cầu điện tử hay những chiếc lavabo cảm ứng.
Thay vào đó, là những mẫu bồn cầu và chậu lavabo với giá cả phải chăng.
Nhược điểm của việc làm nhà vệ sinh ở chân cầu thang
1. Vấn đề phong thủy
Nhược điểm đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc bạn ở đây đó là về phong thủy.
Theo phong thủy, cầu thang là nơi luân chuyển sinh khí giữa các tầng ở trong nhà. Vì có vai trò quan trọng như vậy nên cầu thang luôn luôn được cân nhắc về xây dựng. Cầu thang còn được xây dựng ở các vị trí tốt để hút tài vận và dương khí.
Khi có nhà vệ sinh ở dưới thì sẽ chắc đường, giảm đi dương khí và hưng thịnh. Nhiều gia chủ quyết định không làm nhà vệ sinh dưới chân cầu thang cũng vì lí do này.
2. Vấn đề lưu thông khí
Nhược điểm thứ hai là sự thiếu thông thoáng.
Nhà vệ sinh là nơi đòi hỏi sự thông thoáng. Thế nhưng gầm cầu thang lại là vị trí mà khó có thể đáp ứng được yêu cầu này. Chính vì vậy mà nhà vệ sinh dưới gầm cầu thang sẽ bị bí, không thoáng khí.
Đây là một trong nhiều tác nhân gây ám mùi, đau đầu, dễ gây bệnh về đường hô hấp.
Để đối phó với tình trạng trên, chúng tôi sẽ khuyên bạn bổ sung quạt thông gió cho thiết kế nhà vệ sinh này.